Tìm hiểu về công nghệ LED – Light Emitting Diode

Ngày nay công nghệ LED đã không còn xa vời với chúng ta. Đi đến đâu ta cũng có thể bắt gặp những ứng dụng của công nghệ này. Vậy bạn biết gì về công nghệ LED? Hôm nay KAISU sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo, ưu điểm và ứng dụng của công nghệ này nhé!

LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Diode là loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện chạy qua nó mà không theo chiều ngược lại. Cách tạo ra ánh sáng của LED là sự gặp nhau của các electron trong môi trường chất bán dẫn dựa trên nguyên lý điện phát quang.

Đèn LED có một lịch sử lâu đời từ năm 1907, một nhà vật lý người Anh phát hiện ra các tinh thể carbide silicon có thể tạo ra ánh sáng khi cho dòng điện đi qua. Từ đó các nhà nghiên cứu đã tiếp nối nhau tạo ra sự đa dạng về màu sáng của đèn LED, nổi trội là sự lai tạo ra đèn LED ánh sáng trắng là cuối những năm 1990.

Ban đầu đèn LED chỉ được sử dụng để làm tín hiệu (đèn thông báo các thiết bị điện tử bật tắt, có điện hay chưa có điện,…) nhưng bây giờ chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều ứng dụng chiếu sáng lớn nhỏ khác nhau như chiếu sáng trong nhà, ngoài trời và cả trang trí.

Cấu tạo cơ bản của đèn LED

  • Lăng kính: được sử dụng với vai trò phân bố ánh sáng theo hướng do vậy đèn LED có thể thay đổi góc chiếu sáng bằng lăng kính. Để phân bố ánh sáng tốt thì chất lượng bề mặt, hình dáng của lăng kính rất quan trọng để đảm bảo sự lan truyền của ánh sáng và hạn chế tổn thất trong sản lượng ánh sáng.
  • Chip LED: bộ phận quan trọng tạo ra ánh sáng cho đèn.
  • Lớp bề mặt: Thường dùng là kim loại PCB để gắn đèn LED với tác dụng tạo sự chắc chắn để gắn chip LED và thực hiện vai trò tản nhiệt tiếp xúc với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.
  • Lớp tiếp xúc: thường là keo hoặc dầu mỡ, để tối đa tiếp xúc khi gắn lớp bề mặt vào bộ phận tản nhiệt, giúp tối đa hóa khả năng tản nhiệt của đèn.
  • Bộ tản nhiệt: thường có 2 loại là tản nhiệt chủ động và tản nhiệt bị động. Tản nhiệt chủ động thường là quạt dùng để lưu thông không khí. Tản nhiệt bị động sử dụng dây kim loại để làm tiêu tán nhiệt. Tản nhiệt chủ động thường giải nhiệt tốt hơn, nhưng trong các ứng dụng tản nhiệt bị động là đủ để giúp cho bộ đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất.

Ưu điểm của công nghệ LED

  • Sản lượng ánh sáng: hiệu suất đạt được vượt xa ánh sáng được sản xuất bởi bóng đèn sợi đốt (15 lumen/watt) hoặc đèn huỳnh quang (80-95 Lumens trên mỗi watt). Với hiệu suất cao hơn, đồng nghĩa với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn
  • Tuổi thọ: hầu hết các đèn LED thương mại có tuổi thọ từ 30.000 đến 50.000 giờ. Tuổi thọ cao làm giảm chi phí bảo trì và làm cho những bóng đèn này đặc biệt phù hợp với các vị trí khó tiếp cận, như đèn nhà xưởng hay đèn đường, là những nơi có chi phí bảo trì đáng kể.
  • Đặc tính hoạt động: LED hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn, không nhạy cảm với nhiệt độ thấp và không bị ảnh hưởng khi bị bắt tắt thường xuyên. Điều này làm cho chúng an toàn hơn, hiệu quả hơn trong môi trường lạnh và tốt hơn cho các ứng dụng đòi hỏi phải thường xuyên chuyển mạch và tắt đèn.
  • Chống sốc: các thành phần hoạt động của đèn LED được cách ly với bề mặt bên ngoài với một lớp cách điện chất lượng cao. Các điện cực được và gói đèn LED và các thành phần điện tử đều nằm trong vỏ bọc an toàn. Một lớp vật liệu giữa LED và tản nhiệt đảm bảo rằng không có dòng điện nào có thể rò rỉ vào tản nhiệt.
  • Chống rung: không có dây tóc bóng đèn nên đèn LED có khả năng chống rung động

Ứng dụng công nghệ LED

  • Một bộ phận rất nhỏ của công nghệ LED được ứng dụng trong một số lĩnh vực như bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao thông. Đèn chiếu sáng bằng LED được cho là có các ưu điểm như gọn nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng.
  • Các LED phát ra tia hồng ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa cho đồ điện tử dân dụng.
  • LED còn được sử dụng để cung cấp ánh sáng bổ sung cho thực vật, nhất vào giai đoạn nảy mầm và ra hoa.
  • Đèn LED được ứng dụng mạnh mẽ vào lĩnh vực trang trí nội thất hiện đại và cổ điển, trang trí ngoại thất, tiểu cảnh, sân vườn,…
  • Chiếu sáng công nghiệp: Vì có chi phí cao nên mặc dù hiểu rõ được tính ưu việt của công nghệ LED, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ các nhà doanh nghiệp nước ngoài có năng lực về tài chính mới dám lựa chọn giải pháp chiếu sáng bằng công nghệ LED cho các nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp mình.

Tìm hiểu thêm:

Đèn LED trong bán lẻ và văn phòng

Độ sáng của đèn LED phụ thuộc vào các yếu tố gì?

 

Trả lời